Tương quan Tần Tuyên thái hậu

Sách Sự vật khởi nguyên (事物紀原) của Cao Thừa (高承) thời nhà Tống:「Sử ký - Tần bản kỷ viết: "Chiêu vương mẫu Mị thị, hiệu Tuyên Thái hậu. Từ đó Vương mẫu đều gọi như vậy"; 《史記秦本紀》曰:昭王母羋氏,號宣太后。王母於是始以為稱。」

Trong các thư tịch đương thời, chỉ đến khi Mị Bát Tử xuất hiện thì mới có tôn xưng "Thái hậu", cho nên nhiều lý giải cho rằng bà là người đầu tiên trong lịch sử có danh xưng này. Bản thân Tuyên Thái hậu cũng là vị nữ chúa đầu tiên trong lịch sử các nước Hán quyển thực hiện "can chính" từ hậu cung, là tiền đề và hình tượng lớn, trước cả Lữ hậu, Võ Tắc Thiên hay Từ Hi Thái hậu. Danh xưng "Thái hậu", do duyên cố của Tuyên Thái hậu mà bắt đầu về sau đều dùng để gọi các mẫu hậu của vua chúa, trở thành một trong những danh vị quyền lực nhất trong văn hóa Đông Á.

Có một học giả tên Trần Cảnh Nguyên (陈景元) đưa ra giả thiết chính Tuyên Thái hậu là chủ nhân của các Đội quân đất nung nổi tiếng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Giả thiết này dựa vào việc trên các tượng đất nung có những văn tự kỳ dị, được ông phiên ra là "Tỳ" (脾). Theo những luận cứ không rõ ràng của mình, Trần Cảnh Nguyên đưa ra sự liên hệ của chữ này với chữ "Nguyệt Mị" (月芈), có liên hệ với chữ "Mị Nguyệt" (芈月) được khắc trên các miếng ngói của di chỉ cung A Phòng. Luận điểm này của Trần Cảnh Nguyên rất thiếu cơ sở, không rõ ràng và bị giới học giả cùng khảo cổ phản bác[31].

Tuy nhiên, dường như tác giả tiểu thuyết Mị Nguyệt truyện (芈月传) là Tưởng Thắng Nam dựa vào những chi tiết này để sáng tác, hư cấu hóa Tuyên Thái hậu, xây dựng nên câu chuyện trong tiểu thuyết. Theo câu chuyện của "Mị Nguyệt truyện", Tuyên Thái hậu tên Mị Nguyệt, là công chúa nước Sở, con gái Sở Uy vương, đi theo chị cả Mị Xu đến nước Tần, nhân vật Mị Xu là hư cấu hóa từ Tần Huệ Văn hậu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tần Tuyên thái hậu http://ent.sina.com.cn/v/m/2014-08-19/08194193995.... http://www.tvmao.com/drama/Kh0xZCg=/actors http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%BE%8C%E6%BC%A2%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%88%B0%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%88%B0%E5%9C%8B%E...